Tham gia tố tụng

Giải quyết tranh chấp kinh doanh

Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, các tranh chấp kinh doanh, thương mại tất yếu phát sinh.


Tuy nhiên, trong thực tế có những tranh chấp mà các bên không thể thương lượng được và việc hoà giải có sự tham gia của bên thứ ba độc lập với vai trò trung gian cũng không đem lại kết quả. Lúc này các bên tranh chấp buộc phải lựa chọn hoặc là Toà án hoặc là Trọng tài để xét xử. Việc chọn cơ quan tài phán nào đôi khi phụ thuộc vào điều khoản của hợp đồng về thoả thuận giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp trong điều khoản của hợp đồng không chỉ định cơ quan tài phán thì luật sư Luật Việt Thái giúp khách hàng lựa chọn đúng phương thức giải quyết tranh chấp, đồng thời cùng khách hàng chuẩn bị chu đáo, toàn diện cho vụ kiện để tạo cơ hội thắng kiện cao nhất cho khách hàng.

Trước đây, đa số các doanh nghiệp cho rằng, cơ chế trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh-thương mại chưa phổ biến do phán quyết của trọng tài không có hiệu lực cưỡng chế như của quyết định hay bản án của toà án có hiệu lực pháp luật. Vì thế, các doanh nghiệp thường không lựa chọn Trọng tài để bảo vệ công bằng.

Nay với cơ chế mới về giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thì tình hình đã thay đổi. Đối tượng áp dụng giải quyết tranh chấp của Pháp lệnh Trọng tài thương mại được mở rộng liên quan đến hầu hết các quan hệ kinh tế, thương mại, kể cả các tranh chấp về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm...

Theo Điều 57, Pháp lệnh Trọng tài thương mại, sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

Như vậy, thực chất quyết định của Trọng tài giờ đây không khác nhiều so với bản án kinh tế, dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa, tại Điều 33, Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, các bên có quyền làm đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên, phong tỏa tài sản tranh chấp, bảo toàn chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp qua kênh trọng tài...

Ngày nay không ít các doanh nghiệp khi tranh chấp kinh doanh, thương mại đã tìm đến Luật Việt Thái  Sau khi được tư vấn, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vì có nhiều ưu điểm hơn so với việc đưa nhau ra “hầu” Toà. Với cơ chế trọng tài, các bên có quyền chủ động lựa chọn cơ quan tài phán ngay cả trước và sau khi tranh chấp phát sinh, không bị ràng buộc bởi nơi phát sinh tranh chấp hay nơi các bên có trụ sở chính như quy định đối với việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án.

Hơn nữa, thủ tục giải quyết tại Trọng tài đơn giản, nhanh gọn hơn, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực ngay. Ngoài ra, Trọng tài không xét xử công khai nên các bên có thể đảm bảo được uy tín, bí mật kinh doanh. Trong khi đó, nếu giải quyết thông qua Toà án, các bên có thể phải qua nhiều cấp giải quyết tranh chấp, từ sơ thẩm đến chung thẩm... có khi kéo dài hàng năm trời và nhiều bất lợi khác!

Tuy nhiên trên thực tế còn có những vụ tranh chấp vẫn được giải quyết thông qua Toà án là do khách hàng đã không lựa chọn Trọng tài hoặc khi ký hợp đồng kinh tế các bên đã ”chót” lựa chọn Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp.

Dù doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp như thế nào, trong bất kỳ giai đoạn nào, kể cả trong giai đoạn tố tụng, nếu thấy có cơ hội đàm phán với bên kia thì luật sư Luật Thái An luôn tận dụng để giải quyết tranh chấp, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, đồng thời giữ mối quan hệ kinh doanh vốn có của các bên.

Luật sư Luật Việt Thái bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Tòa án và Trung tâm Trọng tài trong các vụ án , vụ việc kinh doanh, thương mại, bao gồm:
 
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Vận chuyển hàng hóa, hành khách; Đầu tư…

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định;

- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài;

- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quy định.
 

Để biết thêm chi tiết mời Quý vị liên hệ với chúng tôi:
Văn phòng luật sư Việt Thái
Trụ sở chính: Lô33B- Đường 430 - Đ. Vạn Phúc - P. Hà Đông - TP. Hà Nội
Hotlines: 0983 342  466