Tư vấn pháp luật

TÁCH KHẨU HẬU LI HÔN: DỄ HAY KHÓ?

Tỷ lệ ly hôn ở nước ta ngày càng cao. Tuy nhiên, dù là thuận tình hay không thuận tình thì hậu quả mà nó để lại không chỉ là những khó khăn trong phân chia tài sản, con cái,... mà còn là hàng loạt các vấn đề bất cập trong việc tách khẩu. Bởi nhiều trường hợp dù đã ly hôn, người chồng vẫn không đồng ý cho người vợ tách khẩu. Vậy cách thức nào để giải quyết vấn đề bất cập này?


Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 27 của Luật cư trú sửa đổi bổ sung 2013 “Điều 27. Tách sổ hộ khẩu 1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.” Theo quy định trên thì việc tách hộ khẩu phải có sự đồng ý của chủ hộ và nếu người chủ hộ không phối hợp thì người có nhu cầu tách khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong trường hợp này người vợ/chồng cũng có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, sau đó tiến hành xóa đăng ký thường trú tại hộ khẩu nhà chồng theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 22 luật cư trú sữa đổi bổ sung 2013: “Điều 22. Xoá đăng ký thường trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.” Nhưng một bất cập trong quy định của pháp luật là dù được phép xóa đăng ký thường trú thì người vợ cũng bắt buộc phải có sổ hộ khẩu để làm thủ tục cấp giấy chuyển khẩu ngay cả khi người chồng không tạo điều kiện cho người vợ chuyển khẩu (theo Điều 28 Luật cư trú sửa đổi bổ sung 2013). Vậy giải pháp nào giúp người vợ có thể tách khẩu trong trường hợp bất lợi như vậy? Theo Điều 10 khoản 8 - Thông tư 35/2014/TT- BCA ngày 9/9/2014, người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp. Đối với những trường hợp chủ hộ cố tình gây khó dễ, pháp luật cũng đã quy định hình thức xử phạt theo đó: “Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;” Mặc dù điều luật này đã điều chỉnh hành vi cố tình gây khó khăn của chủ hộ, phần nào giúp người vợ giải quyết khó khăn, tuy nhiên thực tế cho thấy bởi biện pháp xử phạt chỉ mang tính chất hành chính và mức phạt còn chưa cao nên nhiều trường hợp người chồng chỉ nộp phạt nhưng vẫn không hợp tác. Ở trường hợp này nếu cơ quan công an “linh động”, thông cảm, tạo điều kiện thì có thể chấp nhận cho người vợ chuyển khẩu mà không cần sự đồng ý hoặc sổ hộ khẩu gốc của người chồng. Nếu cơ quan công an không “linh động” thì người vợ buộc phải tiếp tục khởi kiện người chồng ra Tòa án bằng một vụ án khác để yêu cầu cho mượn sổ hộ khẩu, tạo điều kiện cho mình tách khẩu. Tuy nhiên việc khởi kiện ra Tòa để “mượn” sổ hộ khẩu lại mất nhiều thời gian và chi phí trong khi đó hiện nay sổ hộ khẩu lại đóng vai trò quan trọng trong một số gaio dịch trong cuộc sống. Có thể thấy, đây chính là vấn đề bất cập mà pháp luật cần phải bổ sung, sửa đổi. Bởi việc tách khẩu là quyền đương nhiên của người vợ nên sự chấp thuận của ngừi chồng có thật sự cần thiết ? Nguồn: FB: Trần Xuân Tiền