Dân sự

Bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế?

Câu hỏi: Tôi nghe nói có những trường hợp không được phân chia tài sản ngay khi người thân qua đời mà phải chờ đợi một khoảng thời gian nhất định. Về vấn đề này pháp luật quy định như thế nào? Gửi bởi: Minh Thư

Những người nào phải ký vào hợp đồng thế chấp tài sản

Câu hỏi:Theo quy định của pháp luật khi hộ gia đình vay Ngân hàng thì những thành viên trong gia đình từ 15 tuổi trở lên có quyền ký hợp đồng vay nợ Ngân hàng và hợp đồng thế chấp tài sản. Nhưng giả sử tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình năm 1997, nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có 01 người con đủ 15 tuổi, còn 02 con thì chưa đủ 15 tuổi. Đến năm 2015 xin vay vốn thì cho em hỏi là hộ gia đình phải cần bao nhiêu người con ký hợp đồng vay nợ và hợp đồng thế chấp tài sản?

Gửi bởi: Vũ Cao Hiếu

Di chúc không có người làm chứng, không được công chứng, chứng thực có hợp pháp không?

Câu hỏi: Bố mẹ tôi có tài sản chung là một mảnh đất và một ngôi nhà. Bố tôi có làm một di chúc viết tay rằng khi Ông chết, tài sản sẽ để lại cho hai anh em tôi và mẹ. Nay, Bố tôi ốm nặng, không biết có qua khỏi hay không. Tôi muốn hỏi rằng nếu Bố tôi chết thì hai anh em tôi và mẹ có được hưởng di sản theo di chúc trên hay không(di chúc này chưa được công chứng, chứng thực) và di sản bố tôi để lại có phải chia cho người con riêng của Bố tôi nữa không?( Bố tôi có một người con riêng với người vợ trước đã ly hôn).

Tiền tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản?

Hỏi: Một tháng sau ngày cha tôi mất có bà KL đến đưa ra tờ giấy phôtô yêu cầu tôi trả nợ số tiền là 84 triệu đồng mà bà KL đã cho cha tôi mượn lúc còn sống. Tôi và gia đình không đồng ý trả vì việc mượn nợ này không ai biết, giấy nợ là giấy phôtô. Do đó gia đình tôi không đồng ý trả và yêu cầu bà KL khởi kiện tại tòa để giải quyết. Bà KL có đến tòa án để kiện nhưng do không đủ điều kiện nên tòa không nhận đơn. Trong nội dung đơn kiện, bà KL có yêu cầu tôi là con phải lấy tiền tuất, tiền phúng điếu để trả cho bà.
Sau khi bị tòa án trả đơn kiện, bà KL đi photocopy giấy tờ phát cho nhiều người nói xấu, vu khống tôi và nhiều lần vào nơi làm việc của tôi chửi bới, làm nhục tôi... Tôi đã phản ảnh vụ việc và gửi đơn nhiều lần đến công an nhưng không được giải quyết.
Tôi xin hỏi một số nội dung sau đây:
- Việc bà KL đòi nợ và yêu cầu tôi phải lấy tiền tuất, tiền điếu, tiền hỗ trợ mai táng của công đoàn để trả bà là đúng hay sai? Xin cho biết rõ các số tiền nói trên phải là di sản hay không và nếu bà ta giả mạo giấy tờ, giả mạo việc mượn tiền trên thì bị xử lý như thế nào?
- Việc tôi bị bà KL làm nhục nhiều lần tại nơi công cộng và tại cơ quan tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

19 tuổi có thể làm con nuôi người khác?

Hỏi: Vợ chồng tôi hiếm muộn. Có người con của người bạn lâu nay cũng thường xuyên qua lại hai gia đình với nhau, tôi có hỏi xin cháu này về làm con nuôi, hai bên gia đình và cháu cũng đã đồng ý. Nay cháu vừa tròn 19 tuổi, xin hỏi tôi có thể làm thủ tục nhận cháu về làm con nuôi được không?

Ký tên trước sau một ngày, hợp đồng có hiệu lực khi nào?

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Sống chung từ trước, giờ kết hôn tính vợ chồng khi nào?

Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Trang : 1 2 3 4