Doanh nghiệp

Trình tự thủ tục thuê người nước ngoài làm giám đốc doanh nghiệp tại Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân, hiện nay doanh nghiệp tôi đang phát triển khá thuận lợi và tôi đang có nhu cầu thuê người nước ngoài về làm giám đốc để điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Luật sư cho hỏi, tôi cần phải làm những thủ tục gì để phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay.


Trả lời:
Với câu hỏi của anh/chị, luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 11/2016/NĐ-CP thì Trường hợp doanh nghiệp của anh/chị thuê người nước ngoài về làm giám đốc thì hình thức người nước ngoài làm việc tại VN này là “thực hiện hợp đồng lao động” ( các hình thức lao động của công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 11/2016/NĐ-CP)
1. Trình tự cấp giấy phép lao động
Theo điều 12 nghị định 11/2006/NĐ_CP thì trình tự cấp giấy phép lao động như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho sở lao động thương binh xã hội nơi NLĐNN dự kiến làm việc. hồ sơ được nộp trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày NLĐNN dự kiến bắt đầu làm việc cho NSDLĐ thì NSDLĐ phải nộp
Bước 2:Trong thời hạn 7 ngày làm việc, Sở lao động thương binh xã hội cấp giấy phép cho NLĐNN làm việc tại Việt Nam, trường hợp không cấp thì có nêu rõ lý do
Lưu ý: Đối với NLĐNN làm việc theo hình thức hợp đồng lao động như của bạn thì sau khi NLĐNN được cấp giấy phép lao động thì NSDLĐ và NLĐNN phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động VN trước ngày dự kiến làm việc cho NSDLĐ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, NSDLĐ phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
2. Hồ sơ xin giấy phép lao động
Giấy phép lao động thì có thời hạn tối đa là 02 năm. Đối với trường hợp thuê NLĐNN làm giám đốc điều hành doanh nghiệp tư nhân tại VN thì theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ- CP thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Bản đề nghị cấp giấy phép lao động của NSDLĐ theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT –BLĐTBXH. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận NLĐNN không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nước ngoài cấp. Trong trường hợp NLĐNN đã cư trú tại VN thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do VN cấp.
Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận NLĐNN không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp tối đa không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
Bản chứng minh NLĐNN là nhà quản lý, giám đốc điều hành. Cái này cần lưu ý chuyên ngành của người nước ngoài có phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty không,
02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, đầu để trần), ảnh chụp tối đa không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ liên quan đến NLĐNN (quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ – CP).
>>>Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động trong một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016/ NĐ – CP nêu trên.
Các giấy tờ như giấy chứng nhận sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản chứng minh NLĐNN là nhà quản lý, giám đốc điều hành phải là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà VN và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, hoặc theo quy định của pháp luật; được dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật VN.
Các giấy tờ liên quan đến NLĐNN theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ – CP nêu trên là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật VN.